1. Gỗ Trắc
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, rụng lá, cao 7 – 10 m, đường kính 18 – 20cm. Cành chĩa thấp, có gai. Vỏ xám trắng, dày 3 – 4mm, lá kép lông chim, có cuống mảnh, dài 5,2 – 6,3cm, đường kính 0,5mm, lá chét hình trứng, chất giấy mỏng, có phiến dày 3,5cm, rộng 2,2cm.
Sinh thái: Mọc khá tập trung thành đám nhỏ hay rải rác trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn, nơi có độ cao thường không quá 500 m, cùng nhiều cây khác có lá nhỏ và nhiều gai.
Phân bố: Tại Việt Nam: Phú Yên, Khánh Hòa.
Giá trị: Gỗ có màu nâu thẫm, khá đẹp, không bị mối mọt, rất có giá trị kinh tế đóng bàn ghế và làm đồ mỹ nghệ cao cấp…
2. Gỗ Nghiến
Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao 30 – 35 m, đường kính thân 0,7 – 0,9m. Cành con nhẵn, đường kính 5mm. Lá hình trứng rộng, dài 10 – 12cm, rộng 7 – 10cm. rất nhẵn, chất da, mép nguyên, gân gốc 3 ; cuống lá dài 3 – 5 cm.
Sinh thái: Mọc rải rác hay thành đám nhỏ trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, có độ cao ít khi quá 600 – 700m, trên đất ẩm, giàu dinh dưỡng, cùng với trai (Garcinia fagraeoides), chò xanh (Terminalia myriocarpa).
Phân bố: Tại Việt Nam: Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, Hoà Bình…; Trên thế giới: Trung Quốc.
Giá trị: Gỗ màu nâu đỏ, cứng, thớ thẳng, gân đẹp, ít co rút. Gỗ rất tốt, dùng đóng thuyền, làm bệ máy và để xây dựng, thường dùng làm thớt.
3. Gỗ Lu
Gỗ lu là 1 loại gỗ đã hoá thạch từ cây gỗ nghiến lâu năm. Gỗ lu là loài gỗ đốt không cháy và rắn chắc vì đã bị hoá thạch lâu năm. Bề mặt gỗ lu có những vân đá trắng, đen, nâu xanh rất đẹp và độc đáo.
4. Gỗ Mun
5. Gỗ Hương
6. Gỗ Gụ
Mô tả: Cây gỗ to, rụng lá, cao 20 – 25m hay hơn nữa, đường kính thân 0,6 – 0,8m, lá kép lông chim một lần, chẵn.
Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước.
Phân bố: Tại Việt Nam: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa; Trên thế giới: Campuchia.
Giá trị: Gỗ màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu tamin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt cho ong.
7. Gỗ Chiêu Liêu
Mô tả: Cây gỗ to, lá rụng, cao đến hơn 20 – 25m, đường k.ính thân 0,8 – 1m. Vỏ từ trắng xám đến vàng xám, dày 2,5 – 3 5cm, màu vàng nghệ.
Sinh thái: Mọc rải rác, ít khi thành quần thụ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá mưa mùa ẩm, trên đất có tầng đáy và ẩm, ở độ cao 400 – 700m. Cây mạ, cây con sinh trưởng kém dưới bóng che. Tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cây mọc riêng lẻ, ra hoa lúc 6 – 8 tuổi, cây trong rừng ra hoa chậm hơn 2 – 3 năm.
Phân bố: Tại Việt Nam: Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang; Trên thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia.
Giá trị: Gỗ có thớ xoắn, kết cấu mịn, cứng, khi khô không bị nẻ, khó mục. Gỗ tốt, dùng đề xây dựng và đóng đồ dùng gia đình và nhất là để đóng thuyền vì chịu ngâm nước biển và ít bị hà phá hoại. Vỏ thân giàu tanin.
8. Gỗ Căm Xe
Mô tả: Cây rụng lá, thân tròn, ít khi thẳng, cao tới 30 – 40m, gốc có bạnh nhỏ. Vỏ màu xám vàng đến xám đỏ nhạt, gồ ghề, bong mảng không đều, thịt vỏ màu đỏ. Cành nhỏ có chấm nhỏ màu nâu nhạt.
Sinh thái: Cây thuộc loài cây ưa sáng, ưa đất cát pha, tầng đất sâu dày, sinh trưởng chậm, hệ rễ trụ phát triển.
Phân bố: Trên thế giới: Lào, Campuchia…; Tại Việt Nam: Cây mọc chủ yếu ở Trung và Nam bộ, trong các rừng kín thường xanh hoặc nửa rụng lá.
Giá trị: Gỗ có giác lõi phân biệt, dác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm hơi có vân, rất mịn, nặng, tỷ trọng 1,15 (15% nước). Gỗ khi tưới rễ gia công, nhưng trở nên cứng rất nhanh khó gia công; gỗ căm xe rất bền, không bị mói mọt, chịu được mưa nắng, dùng đóng đồ, đóng tàu đi biển, làm tà vẹt và xây dựng.